Đài địa
Đài địa

Đài địa

Đài địa (chữ Anh: Table hoặc Tableland), là địa mạo bằng phẳng có diện tích nhô lên khá lớn và chiều cao so với mặt nước biển khá thấp. Mặt chóp bằng phẳng giống như bục giảng, chung quanh có vách đá dựng đứng, nhô lên trên vùng đất thấp lân cận. Do sự nâng lên không liên tục của kiến tạo, khiến nó phần lớn phân bố ở rìa đồi núi hoặc sơn gian. Có người cho rằng đài địa là một loại cao nguyên, nhưng thông thường mà nói, một khu vực rộng lớn và bằng phẳng có chiều cao so với mặt nước biển khá thấp thì gọi là đồng bằng, một khu vực rộng lớn và bằng phẳng có chiều cao so với mặt nước biển khá cao gọi là cao nguyên. Đài địa là trung gian giữa hai loại này, chiều cao từ một trăm đến vài trăm mét so với mặt nước biển. Vì vậy khi plateau hoặc tableland phiên dịch sang tiếng Việt, cần chú ý độ cao địa hình của nó. Nói một cách đơn giản, đài địa là gò đồi bị xói mòn đến bằng phẳng với độ dốc thoai thoải.Căn cứ vào nguyên nhân hình thành có thể chia thành đài địa kiến tạo, đài địa xói mòn và đài địa đóng băng - tan băng. Căn cứ vào thành phần vật chất có thể chia thành đài địa đá gốc, đài địa hoàng thổ, đài địa hồng thổ.[1]

Liên quan